Nhà thờ họ từ đường  – Ý nghĩa nhà thờ họ trong nét đẹp văn hóa Việt

Nhà thờ họ là một kiến trúc văn hóa truyền thống trong mỗi con người Việt Nam chúng ta, đây là một kiến trúc dành riêng cho việc thờ cúng, lễ bái Tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha) đồng thời đây cũng là nơi lưu trũ những nét đẹp văn hóa truyền thống của một dòng họ các bảo vật quý giá, những trang sách nghi lại đầy đủ chi tiết về các đời các thế hệ của dòng tộc. Nhà thờ họ phổ biến trong người Việt tại khu đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nới nơi thờ phụng từ đời ông thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc, nhà thờ này sẽ được gọi là nhà thờ đại tôn. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cúng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ.

Cũng tùy vào từng vùng miền khác nhau mà có các tập tục thờ cúng cũng như các nghi lễ khác nhau. Hàng năm, ngày lễ giỗ tổ tiên tại nhà thờ họ là dịp hội họp lớn nhất của tộc họ, nó đồng thời cũng là dịp để nối lại các mối quan hệ lỏng lẻo tỏng dòng họ và mở rộng quan hệ họ hàng.

Nên mỗi thế hệ con cháu khi trở về nơi đây sẽ biết được cội nguồn của mình, biết được những giá trị đạo đức tốt đẹp của một dòng họ để từ đó rèn luyện bản thân sống tốt sống có ích cho gia đình và xã hội.

Đá mỹ nghệ Thái Vinh nhận thiết kế, thi công CÁC HẠNG MỤC BẰNG ĐÁ trong Nhà Thờ Họ uy tín chất lượng

Công ty  Đá mỹ nghệ Thái Vinh  tự hào là đơn vị dẫn đầu trong ngành khai thác và sản xuất đá mỹ nghệ tại làng nghề đá truyền thống Ninh Vân, Hoa Lư Ninh Bình.

Chúng tôi nhận thi công CÁC HẠNG MỤC BẰNG ĐÁ trong khuôn viên, kiến trúc Nhà Thờ Họ  từ đường như: Cổng đá Tam Quan, Cổng Nhà Thờ Họ Bằng ĐáLan can đá, Cột hiên đá nhà thờ họ, Cột đồng trụ đá nhà thờ họBình phong nhà thờ họ, Chiếu Rồng đá, Rồng Đá, Bít bậc đá, Bậc Tam Cấp bằng đá xanh Thanh Hóa, đá xanh Rêu cao cấp, đá lát nền, lát sân, lát bậc thềm với hoa văn đẹp chạm sắc nét, tinh sảo.

Địa chỉ: Công ty  đá mỹ nghệ Thái Vinh
Trụ sở chính: xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0912.957.222
Zalo: 0912.957.222
Website: https://damyngheninhvan.net

Các mẫu kiến trúc nhà thờ họ được xây dựng nhiều trong những năm gần đây

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh to lớn thể hiện về mặt tinh thần của cả một dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để thiết kế và xây dựng được một công trình nhà thờ họ không hề đơn giản và tùy tiện được mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ phong thủy cho tới tính văn hóa dân tộc. Sau đây là một số kiểu kiến trúc nhà thờ họ phổ biến.

Mẫu từ đường thiết kế đơn giản kiểu một gian

Đây là mẫu từ đường được xây dựng trên những mảnh đất có diện tích hạn chế phù hợp với những dòng họ nhỏ, điều kiện kinh tế vừa phải.

Mẫu nhà từ đường ba gian
Ngoài những mẫu nhà thờ 1 gian thì những mẫu thiết kế nhà thờ họ 3 gian được nhiều dòng họ ưa chuộng và xây dựng.

Việc sử dụng kết hợp nhiều vật liệu vào xây dựng như nhà thờ bằng đá khối tự nhiên, nhà thờ bằng bê tông giả gỗ, bằng bên tông cốt thép ốp gạch đỏ quanh tường, mẫu nhà thờ họ kết hợp nhà ở, mẫu nhà từ đường làm mái cong, mái thái, mái đao tạo nên những nét đẹp riêng trong văn hóa tâm linh và thẩm mỹ của từng người.

Mẫu từ đường 2 tầng
Mang trong mình phong cách hiện đại, được nhiều dòng họ yêu thích xây dựng nên mẫu nhà thờ họ hai tầng đang là xu hướng trong những năm gần đây.

Làm thờ từ đường 2 tầng thuận tiện cho việc phân chia chức năng mỗi tầng. Ở tầng 1 có thể dành để làm không gian sinh hoạt chung cho con cháu trong dòng họ, tầng 2 sẽ dành riêng cho việc thờ cúng, làm lễ thể hiện sự nghiêm trang, tôn nghiêm nơi thờ cúng.

Mẫu từ đường 8 mái
Nhà từ đường  8 mái với lối kiến trúc thiết kế mái nhà độc đáo từ mẫu nhà thờ 4 mái khiến công trình trở nên bề thế và trang trọng hơn rất nhiều.

Việc xây dựng những ngôi nhà thờ đẹp nói riêng hay những công trình tâm linh nói chung là việc hết sức quan trọng đối với người Việt.

Tất cả đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, lên kế hoạch và lựa chọn vật liệu, bởi vậy mà thiết kế bản vẽ nhà thờ họ trước khi tiến hành xây dựng là một việc làm không thể thiếu. Thông qua bản vẽ thiết kế chúng ta có thể vẽ ra lộ trình xây dựng hợp lý nhất, thể hiện đúng mong muốn của gia chủ đối với một nơi thờ cúng thiêng liêng của cả dòng họ.

Kiến trúc nhà thờ tổ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như: cổng đá nhà thờ họ, đá kê cột nhà gỗ, cột đá đẹp, cột đồng trụ đá, chiếu rồng đá, lan can đá nhà thờ họ đẹp. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể từng hạng mục công trình bằng đá trong kiến trúc nhà thờ họ.

1. Mẫu cổng nhà thờ họ đẹp 

  Cổng nhà thờ họ là một hạng mục công trình không thể thiếu trong kiến trúc từ đường tại Việt Nam. Trước đây cổng nhà thờ họ đẹp được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như tre, gỗ xây bằng gạch… Những năm gần đây thì rất nhiều gia đình dòng tộc đã lựa chọn Mẫu cổng nhà thờ họ đẹp bằng đá với nhiều kiểu dáng khác nhau từ mẫu đợn giản đến cầu kỳ

2. Cuốn thư đá nhà thờ họ – Bình Phong nhà thờ họ

Bình phong đá nhà thờ họ một phần không thể thiếu trong khuôn viên bởi nó có tác dụng chạn các luồng tà khí không cho xâm nhập vào bên trong kiến trúc  từ đường. Được đặt ngay sau cổng có kích thước lớn hơn kích thước chiều rộng của cổng nhà thờ họ. Tạo nên một không gian có phong thủy tốt mang lại nhiều may mắn cho dòng tộc con cháu đời sau.

Cuốn thư đá cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng kích thước hoa văn chạm khác khác nhau.

3. Cột đồng trụ – Cột hiên  

Mẫu cột đồng trụ nhà thờ họ thường được thiết kế lắp đặt ngay hai bên hông nhà từ đường có chiều cao khoảng 4-5m được làm theo hình dạng cột vuông. Bên trên cột đồng trụ đá có thể chạm khác hình một quả cầu lửa hay đôi ghê đá. Nên một số nơi còn gọi là cột lửa nhà thờ họ hay là cột đèn nhà thờ họ.

Cột hiên nhà thờ họ hay còn gọi là cột trong nhà thờ họ có kích thước nhỏ hơn thường là vuông 20-25cm và có chiều cao khoảng 2m5 đổ lại. Về mẫu mã thì có thể làm theo kiểu cột tròn hoặc cột vuông chạm khác các hình dáng hoa văn khác nhau.

4. Chiếu rồng đá – Rồng đá bậc thềm – Bậc tam cấp  

Chiếu rồng đá là một sản phẩm tâm linh mang ý nghĩa rất lớn trong kiến trúc nhà thờ họ từ đường với mục đích xua đuổi tà ma, những luồng khí xấu và vong linh không tốt. Đây được xem là vật phong thủy, mang lại vượng khí tốt cho cả dòng họ, thường đặt dọc theo bậc tam cấp đá lên xuống.  Các mẫu chiếu rồng đá nhà thờ họ đẹp

5. Lan can đá nhà thờ họ 

Trước đây tường rào nhà thờ họ được xây dựng bằng xi măng, nhưng trong những năm gần đây đã dần được thay thế bằng hệ thống lan can đá với nhiều kiểu thiết kế mẫu mã đẹp khác nhau.

6. Đá kê cột 

Đá kê cột thường được sử dụng để kê các cột gỗ bên trong nhà thờ họ từ đường. Một số mẫu chân cột đá đẹp

7. Lư hương đèn đá 

Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà thờ họ từ đường

Xây dựng nhà thờ họ luôn là một việc làm vô cùng quan trọng của cả một dòng họ nên chúng ta cần phải chuẩn bị mọi thứ cẩn thận để tránh phạm vào những sai sót đáng tiếc làm ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của một dòng họ

Sau đây lnhững điều cần lưu ý khi xây dựng, thiết kế nhà thờ họ mà mọi người cần biết

1. Phân biệt nhà thờ họ với nhà thờ chi

Nhà Thờ Chi hay Nhà Thờ Họ đều là những ngôi nhà để thờ cúng ông bà Tổ tiên trong dòng họ phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam sinh sống ở vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, và đồng bằng Sông Hồng.

Tuy nhiên sự khác biệt ở đây Nhà Thờ Tổ, Nhà Từ Đường được xây dựng bằng công sức, của cải của toàn bộ con cháu trong dòng họ đóng góp để thờ hủy Tổ chung của cả dòng họ như nhà thờ họ Nguyễn, nhà thờ họ Lê, nhà thờ họ Phạm, nhà thờ họ Trần…

Mỗi năm, vào ngày giỗ Tổ, con cháu ở mọi nơi đều về tụ họp tại Nhà Thờ Họ đây là dịp lễ lớn nhất của mỗi dòng họ, thường được xây dựng ở mảnh đất của người trưởng nam trong dòng họ, nơi giữ gia phả gốc, còn được gọi là nhà thờ đại tôn.

Còn Nhà Thờ Chi là ngôi nhà được tạo nên để Thờ cúng vị Tổ của từng Chi riêng.

Ở Việt Nam những dòng họ lớn như họ Nguyễn thường có nhiều Chi như: Chi Nguyễn Văn, Chi Nguyễn Hữu, Chi Nguyễn Đình, …

Mỗi Chi này đều có trưởng Chi ngoài việc lo việc thờ cúng, chăm sóc hương khói cho Nhà Thờ Chi còn phải tham gia vào công việc của Nhà Thờ Họ.

Hướng và thế đất chuẩn phong thủy khi xây dựng nhà thờ

Trước khi xây dựng Nhà Thờ Tổ, vị trí địa lý của miếng đất luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, chọn hướng đất và thế đất như thế nào để có được phong thủy tốt nhất cho Nhà Thờ để mang lại phúc phần cho con cháu?

1. Hướng đất:

Theo quan niệm dân gian, nên lựa chọn hướng Nam để xây dựng nhà thờ bởi đây chính là hướng lành gắn liền với điều thiện, hướng lành, hướng của thánh nhân. Ngoài ra, còn thuận lợi ở cả 4 mùa mang tới hơi ấm vào mùa đông và khí mát vào mùa hè.

Tuy nhiên, khi xây dựng nhà thờ họ còn phải phụ thuộc vào tuổi của trưởng tộc dòng họ (người đứng đầu) để tránh phạm phải những hướng xấu đó là hướng Tuyệt mạng – Ngũ quỷ – Họa hại.

2. Thế đất:

Thế đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà thờ, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Nền đất phía sau nhà thờ phải cao hơn nền đất phía trước.
Nền đất trái cao hơn nền đất phái.
Mặt đằng trước nên thoáng đãng, có dòng nước chảy từ phải qua trái.
Tuy nhiên, nếu khi xây dựng không lựa chọn được thế đất thì gia chủ có thể xây dựng hòn non bộ, ao, hồ, giếng,….để tạo thế đất tốt nhất.

2. Bố trí nội thất trong nhà thờ như thế nào cho hợp phong thủy?

Thêm một yếu tố quan trọng quyết định tới sự phát triển hưng thịnh của cả dòng họ đó là việc bố trí nội thất bên trong Nhà Từ Đường.

Không riêng gì nhà ở, đối với Nhà Thờ Họ nếu tuân théo thuyết “Tứ tượng” thì sẽ rất tốt cho phong thủy.

Trước khi xây dựng chọn được thế đất và hướng đất tốt nhưng còn phải xem bàn thờ Tổ tiên đặt hướng nào? đã đúng hướng hay chưa?

Đôi khi có những thế nhà rất thịnh nhưng thiết kế nhà thờ họ hoặc ban thờ đặt vào cung không thịnh thì hiệu quả phong thủy đã giảm đi phân nửa, nếu không biết về phong thủy đại cục để sắp đặt địa hình xung quanh thì có khi nhà hướng rất tốt về phong thủy lại trở thành xấu

Sắp xếp vật dụng trên bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ Tổ được thiết kết gồm 2 lớp đó là lớp trong và lớp ngoài

Cách bày trí lớp bên trong:

Lớp bên trong được kê sát ngang tường bao gồm một chiếc rương hòm cao khoảng 1m, dài gần 2m và rộng tầm 2m. Trên mặt rương được đóng nẹp chia làm 3 ô, bên nẹp của rương có những đồng tiền, còn bên trong rương sẽ được sử dụng để đựng bát đĩa, xoong nồi dùng vào những dịp giỗ chạp, tết nhất,..

Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình có điều kiện họ thay đổi chiếc rương hòm bằng một chiếc sập thờ hoành tráng cao tần khoảng 1m

Đặt trên mặt giữa rương, sập thờ ít nhất hai chiếc mân nhỏ chân quỳ hình chữ nhật. Chiếc mâm đầu tiên to hơn sẽ được kê ở đằng sau dùng để bày đồ lễ, còn chiếc mâm thứ hai nhỏ hơn dùng để bày trầu cau, hoa quả, nước,…

Phía bên trong cùng được đặt thần chủ đựng trong long thánh đặt trên một chiếc bệ cao bằng hai chiếc mâm. Đối với những gia đình không thờ thần chủ thì chỉ kê một chiếc kỷ hoặc ngai tượng cho bài vị tổ tiên.

Cách bày trí lớp bên ngoài:

Phía bên ngoài bàn thờ sẽ được ngăn cách bởi một tấm vải đỏ tên gọi là y môn, sẽ được treo cao thẳng xuống dưới nhằm che kín phía bên trong của bàn thờ tính từ y môn trở ra.

Trước y môn sẽ được treo một chiếc đèn để thắp sáng cả ngày lẫn đêm vào những dịp lễ tốt, giỗ chạp để thể hiện cho sự hiện diện của tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ.

Ngoài ra, bên ngoài của bàn thờ sẽ bao gồm hương án kế sát gần y môn để cắm hương khi cúng, phía sau của bình hương là chiếc kỷ nhỏ để đặt 3 chiếc đài có nắp.

Hai bên lớp bàn thờ phía ngoài thường được đặt hai cây đèn cao khoảng 40cm và một số vật dụng khác như lọ cắm hoa, ống đựng hương, mâm bồng,….để trang trí nội thất nhà thờ họ đẹp.

Cách bài trí thần chủ và bát hương trên bàn thờ tổ
Trên bàn thờ tổ không thể thiếu được bát hương thờ thần linh được đặt ở linh điện nằm tách riêng ở vị trí bên trái bàn thờ và cao hơn thượng điện một chút.

Đối với thần chủ và bát hương thờ thần chủ (thủy tổ – đời thứ nhất của dòng họ) sẽ được đặt ở thượng điện thuộc vào điện thờ gia tộc nằm giữa từ đường có tam cấp hương án gồm thượng điện, trung điện, hạ điện.

Thần chủ và bát hương thờ tổ tiên (tính từ đời thứ hai sau thủy tổ cho đến thân sinh của cao tổ khảo) được đặt ở trung điện.

Thần chủ và bát hương thờ các vị cao tổ không có con cháu thờ tự được đặt ở hạ điện. Còn đối với các vị cao tổ có con cháu thờ tự thì sẽ được thờ tại nhà thờ các chi ngành cấp dưới.

Bát hương cô hồn là để thờ phụng những người có số chết yểu hoặc thất lạc, không người hương khói trong dòng họ. Bát hương này sẽ được đặt tại điện thờ vong đặt ở ngoài hiên hoặc được lập riêng bên phải hoặc bên trái nhà thờ họ chứ không được thờ trong từ đường chính.

Treo hoành phi – câu đối trong nhà thờ tổ tiên
Hầu hết các nhà thờ họ đều được treo một tấm gỗ nằm ngang phía trên ở trước cửa bàn thờ, nhìn từ cửa vào sẽ thấy rất rõ 3 đến 4 chữ được khắc trên tấm gỗ được gọi là hoành phi.

Hoành phi thường được sơn son thiếp vàng, chữ khảm xà cừ với dòng chữ đại tự có nội dung thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.

Phía hai cột bên bàn thờ được treo câu đối bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm có nội dung ca tụng công đức tổ tiên.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về nhà thờ họ mà chúng tôi sưu tầm được. Mong phần nào giải đáp được những thắc mắc của quý khách hàng.

Cơ sở Đá mỹ nghệ Thái Vinh nhận xây dựng các hạng mục nhà thờ họ bằng đá đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, kích thước chuẩn phong thủy.

Quý khách có nhu cầu xây dựng cấc hạng mục từ đường bằng đá như: Cổng đá Tam Quan, Cổng Nhà Thờ Họ Bằng Đá,  Lan can đá, Cột hiên đá nhà thờ họ, Cột đồng trụ đá nhà thờ họ,cuốn thư đálư hương đácây hương đácột đá Chiếu Rồng đá, Rồng Đá, Bít bậc đá, Bậc Tam Cấp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE: 0912.957.222 để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất.

Cơ sở Đá mỹ nghệ Thái Vinh chúng tôi là một cơ sở có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đồ đá tâm linh khác như:  lăng mộ đá , Mộ đá đẹp, mẫu mộ đôi đẹp … 

3 điều cần biết về cổng tam quan đá

03/09/2021
Nhắc đến lối kiến trúc tâm linh thường thấy ở các chùa chiền, miếu, đình, nhà thờ họ… chắc chắn không thể thiếu nét đặc trưng dễ dàng nhận biết ngay mặt trước chính là cổng tam quan. Cùng.