Kinh nghiệm bốc mộ (sang cát) gia chủ cần nắm rõ

22/07/2022

Bốc mộ (sang cát) là thủ tục sửa sang mộ cũ và quy tập mồ mả các nơi về nghĩa trang, lăng mộ dòng họ. Đây là nghi thức đậm nét văn hóa truyền thống, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết khi nào nên, không nên bốc mộ, các bước thực hiện và thủ tục khi sang cát trong bài viết này để hiểu hơn về thủ tục này bạn nhé.

Nghi lễ bốc mộ sang cát

1. Khi nào nên và không nên bốc mộ?

1.1. Khi nào nên bốc mộ

Theo kinh nghiệm của người xưa, người mất sau khoảng 3 năm sẽ có thể cải táng tức là hết thời gian để tang. Tuy nhiên, việc cải táng được tiến hành sau bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường địa lý, khí hậu và tình trạng của người đã khuất khi còn sống.

Hiện tượng bốc mộ chưa tiêu hết là hoàn toàn có thể xảy ra mặc dù gia đình đã bốc mộ sau đúng 3 năm kể từ thời điểm người mất. Đây là điều dễ hiểu nếu người mất khi còn sống dùng nhiều hóa chất, thuốc tây y hay chôn ở nơi đất yếm khí.

Ngoài ra, năm cải táng cần chọn theo tuổi của người mất và căn cứ thêm tuổi trưởng nam trong họ. Thời điểm tốt nhất để bốc mộ thường là cuối thu cho đến trước ngày đông chí hàng năm. Thời gian bốc mộ thường bốc vào ban đêm hoặc sáng sớm khi chưa có ánh mặt trời. Điều này tránh cho xương cốt của người mất gặp ánh mặt trời bị đen, hỏng.

1.2. Khi nào không nên bốc mộ

Khi có ý định tiến hành bốc mộ, gia đình cần chú ý có ba điều chứng minh mồ mả đang phát không cần thiết phải cải táng. Cụ thể như sau:

  • Đào đất quanh mộ thấy rắn vàng xuất hiện là dấu hiệu của long xà khí vật.
  • Mở quan tài thấy dây tơ hồng quấn quanh là hiện tượng đất kết.
  • Đào đất xung quanh thấy hơi đất ấm áp nhưng trong huyệt lại khô ráo hoặc nước nhỏ giọt như sữa là điềm tốt.

Khi gặp ba hiện tượng trên, nếu lỡ đào đất cầm lấp ngay vì đây là ngôi mộ kết có thể mang lại tài lộc, may mắn cho con cháu trong nhà. Nếu bốc mộ, sang kết cho mộ kết có thể biến cát thành hung, ảnh hưởng đến tài vận và cuộc sống của gia tộc.

==> Xem thêm mộ đá đẹp

Mộ đá đẹp

2. Có nên bốc mộ không?

Cải táng mộ là hình thức thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đời sau mong muốn mang lại nơi yên nghỉ tốt đẹp cho người thân đã mất. Cải táng thể hiện nét đẹp tâm linh của sự nhớ về cội nguồn và mong cầu vong linh người đã khuất phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Có nên bốc mộ không tùy thuộc vào tập quán của từng vùng miền. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đây là thủ tục tốt đẹp mà ông cha để lại cho con cháu gìn giữ và phát huy.

Theo quan niệm phong thủy, một ngôi mộ được cải táng tốt đẹp đến một ngôi nhà đẹp đẽ, chắc chắn hơn sẽ khiến vong linh trong mộ được giải phóng, linh thiêng hơn để phù hộ cho gia đình an lành, may mắn.

3. Các bước cần chuẩn bị khi tiến hành bốc mộ (sang cát)

3.1. Chọn ngày sang cát

Trước khi tìm hiểu các thủ tục khi sang cát, gia chủ cần lưu ý khi chọn ngày để đảm bảo quá trình thực hiện suôn sẻ nhất. Năm tiến hành bốc mộ sẽ chọn theo tuổi người mất và tránh các năm xung sát. Căn cứ theo tuổi trưởng nam mà chọn tháng, ngày vì vong linh mất mọi sự may rủi sẻ ứng vào người của trưởng nam.

Các tháng trong năm nên chọn trong thời điểm từ cuối thu đến hết ngày đông chí. Chọn ngày bốc mộ cần tránh tuổi của vong và con trưởng, tránh ngày xấu giờ xấu, sao xấu.

3.2. Chọn nơi đặt mộ

Sau khi sang cát, gia đình cần lập phần mộ vĩnh cửu cho vong linh người đã khuất được yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Đất chọn để xây mộ mới cần đảm bảo những yếu tố sau:

  • Đất mới chưa từng đào xới hay chôn cất đảm bảo khí đất tươi tốt, rắn chắc.
  • Không đào huyệt nơi đất quá xốp khiến mạch nước ngầm chảy mạnh dưới huyệt lâu ngày ảnh hưởng đến ngôi mộ.
  • Nếu chôn ở vùng nghĩa trang có nhiều mộ tránh huyệt bị mộ xung quanh lấn chiếm hay góc mộ chạm vào phần mộ.
  • Chọn huyệt có phía trước rộng thoáng, nhìn ra sông suối là đẹp nhất.
  • Tránh chọn vị trí mộ có đường đâm thẳng vào giữa mộ hay xuyên sang hai bên mộ.

3.3. Chuẩn bị văn khấn và lễ sang cát

Trước khi tiến hành sang cát, gia đình cần làm lễ tại gia trình báo tổ tiên và có văn khấn trước khi thực hiện. Tại nghĩa trang nơi để hài cốt cũng cần làm thêm lễ trình quan Thần Linh.

Lễ này tùy theo gia đình mà có thể chuẩn bị sao cho phù hợp nhưng thông thường cần có đồ quan Thần Linh, ngựa, 1000 vàng hoa đỏ, giấy tiền, rượu thuốc, trầu cau, gạo muối. Nếu cúng thêm Tam sên cần chuẩn bị thêm trứng vịt, thịt lợn luộc, gà trống nguyên con, xôi, nhúm tôm khô bóc vỏ…

3.4. Chuẩn bị tiểu quách

Tùy theo kinh tế gia đình mà có thể chọn chất liệu làm tiểu quách như sành, sứ, gỗ hay xi măng. Dù bằng vật liệu nào gia đình cũng cần tìm hiểu thật kỹ để mua được loại tiểu quách chất lượng nhất đảm bảo chặng cuối cùng của người thân đã khuất được suôn sẻ.

3.5. Đồ vật cho vào trong tiểu quách

Một số vật dụng cần cho vào trong tiểu quách như sau:

  • Giấy trang kim
  • Hoa cúc, hoa nhài khô
  • Ngũ vị hương
  • Đá thạch anh trắng trải dưới mộ, thạch anh ngũ sắc quanh tiểu’
  • Tiền vàng âm phủ và tiền lẻ mới
  • Vải bọc tiểu
  • Tiền cổ
  • Vải bọc cốt
  • Thất bảo

3.6. Các đồ dùng cần thiết khác

Ngoài các bước chuẩn bị bốc mộ (sang cát) trên, bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ khác tùy theo tập tục địa phương và hoàn cảnh bốc mộ. Ví dụ như bạt che, chậu rửa xương, rượu, khăn sạch, ni lông trải sàn, nước vang, vải đỏ. Các đồ dùng cần thiết sẽ được các thầy cúng chỉ sẵn để gia đình chuẩn bị nên gia chủ không cần quá lo lắng trong khâu chuẩn bị.

==> Xem thêm mộ đá 2 mái

Mộ đá 2 mái

4. Tìm hiểu các thủ tục khi sang cát chuẩn tâm linh

4.1. Các bước thực hiện

  • Khi ván đậy nắp quan tài cậy ra, đổ vài chai rượu nồng độ cao vào quan tài nhằm tẩy bớt âm khí.
  • Tiến hành lấy cốt, nếu hài cốt chưa phân hủy hết cần sử dụng thuốc hoặc có biện pháp như hỏa táng lấy cốt.
  • Bộ xương cần kiểm tra sao cho đủ không được phép thiếu. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi xong hài cốt gia đình thắp bó nhang lớn giữa đáy huyệt nếu làn khói quyện lại bay thẳng đứng lên trên nghĩa là hết cốt, nếu khói tỏa là xương cốt người mất chưa hết cần kiểm tra lại.
  • Dùng nước vang rửa lại xương cốt cho sạch và rửa tiểu quách, dùng vải đỏ sạch để thấm khô lại xương cốt.
  • Xếp đồng tiền cổ vào trong đáy tiểu
  • Cho giấy trang kim trải kín lòng tiểu và để khoảng 2 – 5 tờ sâu trải lên trên, khi trải mặt kim phải quay vào bên trong tiểu.
  • Trải vải áo bọc cốt lên và mở rộng sau đó xếp xương cốt thành hình trên vải áo. Chú ý phân biệt đầu và chân tiểu để đặt bộ xương cốt đúng cách. Phần đầu tiểu sẽ có hình Thọ tròn, chân có hình Thọ vuông.
  • Để thất bảo, lá vàng, lá bạc vào cùng xương cốt và gấp áo lại chỉ để hở mặt cốt.
  • Đóng nắp tiểu lại và trùm vải gấm thêu hoa lên tiểu sau đó đặt vào trong quách.
  • Sử dụng nêm gỗ cố định tiểu trong quách cho chắc chắn.
  • Cho đá thạch anh ngũ sắc quanh tiểu và bớt lại một ít để cho vào trong huyệt trước khi tiến hành lấp đất.
  • Đặt hoa cúc, hoa nhài khô lên trên tiểu rồi đóng quách lại.

4.2. Đặt và xây mộ

Đợi đến giờ tốt đã định, gia đình tiến hành chôn tiểu quách tại khu huyệt mộ mới. Phần kim tĩnh (lỗ huyệt) mới phải đảm bảo sự chắc chắn giúp vong linh người đã khuất an tâm an nghỉ.

Lấp mộ bằng cát hay đất tùy thuộc vị trí và chất đất xung quanh mộ. Nhìn chung, có thể lấp mộ bằng đất hoặc cát đều được nhưng cần đảm bảo mộ được xây ở vùng đất cao ráo, tránh xây lại ở huyệt cũ.

4.3. Lễ tạ mộ mới xây

Lễ tạ mộ cần chuẩn bị sắm sửa đồ lễ để thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu với vong linh người đã khuất. Một bộ lễ gia chủ có thể tham khảo như sau:

  • Hoa tươi 10 bông
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả
  • Trái cây một mâm lớn 5 – 7 loại quả
  • Xôi trắng một mâm trên bày gà trống luộc nguyên con
  • Rượu trắng 0.5 lít và 5 chén đựng rượu
  • 10 lon bia, 2 bao thuốc lá, 2 gói chè, 2 nến đỏ thắp làm lễ
  • Phần mã: 5 con ngựa 5 màu, 5 bộ mũ áo hoa to cùng ngựa, cờ lệnh, kiếm, roi, 1 cây vàng hoa đỏ, mỗi ngựa có 10 lễ vàng tiền.
  • 4 đĩa để tiền vàng

Lễ cúng được chuẩn bị xong, con trai hoặc cháu trai trưởng trong gia đình sẽ đứng ra để đọc văn khấn tạ mộ. Bài văn khấn là cách thể hiện lòng biết ơn của con cháu với người thân đã khuất của mình và đồng thời hy vọng vong linh dưới mộ được an nhiên tự tại nơi chốn vĩnh hằng.

==> Xem thêm  mộ đá 3 mái

Mộ đá 3 mái

5. Gợi ý bài khấn bốc mộ, sang cát đúng chuẩn

5.1. Văn khấn cúng sang cát tại nghĩa trang đặt mộ cũ

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm…… Tín chủ (chúng) con là:…………………….. Ngụ tại………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắm sửa hương hoa lễ vật dâng bầy lên trước án, kính mời chư vị Tôn Thần lai lâm chiếu giám.

Tình cớ chỉ vì gia đình chúng con có ngôi mộ của (đọc tên và địa chỉ của người quá cố) táng tại xứ này, nay muốn cải táng bốc mộ vì vậy chúng con kính cáo đấng thần linh, Thổ Công, Thổ Phủ Long Mạch, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ và liệt vị Tôn Thần cai quản ở nghĩa trang này. 

Thiết nghĩ các ngài tuân chỉ Ngọc Hoàng thượng đế chấn giữ một phương tiều trừ tà tinh ác quỷ, phù hộ muôn dân, hun đúc thần phong linh khí, đức lớn công cao, nhân từ hiếu sinh.

Nay xin thương xót tín chủ chúng con giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật và cho phép gia quyến chúng con bốc mộ của vong linh (tên người đã khuất) vào giờ….ngày…..tháng…..năm…..

Tín chủ thành tâm bái tạ Minh Thần, xin phù hộ cho công việc cải cát được tốt đẹp.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tâm thành, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám!

5.2. Văn khấn cúng sang cát tại nghĩa trang đặt mộ mới

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm…… Tín chủ (chúng) con là:…………………….. Ngụ tại………………………………………………

Gia đình chúng con có táng (Tên vong  ………………………. húy …. hiệu ….) thọ chung ngày (ngày mất) ở khu đất này, kính dâng lễ vật (………..) lễ nghi các thứ.

Thiết nghĩ :

Đất có dữ có lành

Đều do họa phúc

Kết phát dựa vào âm đức

Cũng nhờ thần lực hiển linh

Ấy thực thường tình

Xiết bao cảm cách.

Những mong mồ yên mả đẹp.

Vậy dâng lễ bạc tâm thành

Nhờ ơn đại đức

Thấu nỗi u tình

Khiến cho vong linh

Được yên nơi chín suối

Phù hộ dương trần con cháu nội, ngoại bình yên.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì

Con Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần

5.3. Văn khấn tạ mộ sau khi hoàn thành

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần

– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

 – Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này

Con kính lạy vong linh… Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết ….. Chúng con là:…

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:… hiện phần mộ an táng ở nơi này.

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong) Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

 

==> Xem thêm mộ đá đẹp đơn giản

Cấu tạo của mộ đá đơn giản đẹp

6. Những kiêng kị gia chủ cần biết khi đi bốc mộ sang cát

Bốc mộ (sang cát) là phong tục tập quán mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam thể hiện sự thành tâm, tưởng nhớ của gia đình với người đã khuất. Tuy nhiên, quá trình bốc mộ cần đảm bảo đúng quy trình và tránh những điều kiêng kị sau để đảm bảo an ủi vong linh người mất.

6.1. Người không nên đi bốc mộ

Nhà có người mang bầu có nên bốc mộ không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Theo quan niệm từ xa xưa, những đối tượng nhất định không được đến nơi bốc mộ bao gồm trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh nền. 

Nguyên nhân là do bốc mộ đa số diễn ra vào buổi đêm đây là thời điểm trời đất lạnh lẽo, khí âm tràn ngập và khi đưa thi thể lên sẽ có nhiều hàn khí, vi sinh vật độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, các đối tượng kể trên không nên đến gần khi bốc mộ vì họ mẫn cảm với âm khí dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người khỏe mạnh khi đi bốc mộ cũng cần trang bị kỹ như quần áo bảo hộ, khẩu trang, gang tay, ủng chân để đảm bảo an toàn.

7.2. Tuổi kiêng bốc mộ

Bốc mộ thì xem tuổi ai, tuổi nào kiêng bốc mộ? Nhìn chung, trước khi bốc mộ gia đình cần chọn theo tuổi của người mất và xem tuổi này sẽ phù hợp với ngày bốc mộ nào. Ngoài ra, gia chủ còn phải dựa vào tuổi trưởng nam trong nhà để chọn ngày lành tháng tốt thực hiện nghi lễ tâm linh này.

7.2. Thời điểm kiêng cải táng

Chọn tháng tốt bốc mộ là điều nên làm để quá trình cải táng, bốc mộ diễn ra suôn sẻ nhất. Tùy theo tình trạng sức khỏe, thể chất của người đã khuất khi còn sống mà thời gian nên bốc mộ sẽ khác nhau. Ngoài ra, gia chủ còn cần kiểm tra kỹ mộ phần tránh cải táng mộ kết, mộ phạm trùng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm bốc mộ (cải táng) gia chủ cần biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thủ tục tâm linh này và có cách giải quyết phù hợp trong mọi trường hợp khi tiến hành bốc mộ, cải táng cho người thân trong gia đình.

Quý khách có nhu cầu mua mẫu mộ đá giá rẻ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

Thông tin liên hệ Đá mỹ nghệ Thái Vinh