Bà Cô ông Mãnh là ai? Vì sao cần lập bàn thờ riêng cho bà cô ông mãnh? Chia sẻ cách bốc bát hương bà cô ông mãnh và bài văn khấn bốc bát hương bà cô ông mãnh.
Việc thờ bà cô ông mãnh là một phần không thể thiếu khi thờ cúng gia tiên dòng họ. Vậy Bà cô ông mãnh là ai?
Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà. Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các “bà cô tổ” thường thiêng nên xin xỏ cả về làm ăn buôn bán, giải hạn…
Thường các bà cô tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nào đó nên không đi mà ở lại.
Ông Mãnh Tổ là người nam trong dòng họ chết trẻ khi chưa lập gia đình. Ông Mãnh tổ không phải do hội đồng gia tiên đề cử mà do Hội Đồng Quan Sai Địa Phủ chỉ định. Ông Mãnh Tổ chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ ở nơi địa phủ.
Mãnh tổ chỉ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng phải thỉnh đến ông Mãnh Tổ dòng họ…
Bàn thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh là loại bàn thờ được lập riêng bên cạnh bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần Phật. Thông thường bàn thờ bà Tổ Cô Ông Mãnh sẽ được đặt dưới hương án bàn thờ gia tiên, không đặt ngang hàng với bàn thờ gia tiên. Có thể thờ chung tất cả Bà Tổ Cô Ông Mãnh cùng một bát hương hoặc thờ cúng riêng mỗi vong hồn một bát hương.
Trên bàn thờ, các bạn có thể thấy mũ của các Bà Tổ Cô đều giống nhau còn các Bà Tổ Cô mặc áo màu gì thì sẽ tùy thuộc màu sắc được sắc phong, được phân biệt như sau: Áo xanh (tộc trưởng, phụ trách khoa học kĩ thuật), áo hồng (giáo dục, sư phạm), áo đỏ (hôn nhân, vợ chồng), áo đen (sống chết, sinh tử), áo trắng (giáo dục, đạo đức), áo tím (khoa học kĩ thuật, phẩm hạnh), áo vàng (khoa học kĩ thuật, đào tạo chuyên sâu).
Bát hương các bạn cần lau rửa sạch bằng rượu trắng với gừng hoặc ngũ vị + rượu. Lấy một khăn sạch nhúng vào ngũ vị+ rượu sau đó vắt khô lau lên bát hương có tác dụng tảy trừ uế tạp. Sau đó lau lại bằng khăn sạch
Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu
– Tờ Hiệu : dùng để viết tên gia chủ và người được phụng thờ có thể là bậc thánh nhân, gia tiên,
– Tro nếp và bộ thất bảo
Mỗi sáng nên thắp một nén hương, một cây nến hoặc đèn dầu, rồi rót chén nước sạch cầu bà cô ông mãnh phù hộ độ trì cho cả gia đình. Làm như vậy trong 1 tuần đầu. Trước khi đi ngủ bạn cũng làm như vậy. Có đồ lễ hay không không quan trọng. vấn đề là thành tâm. Cũng không cần thiết phải thắp hương trong cả ngày.
Bát hương trên bàn thờ nên được chia theo cấp bậc. Bát hương Thần linh Thổ công (chính giữa) phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội – bên tả tức bên phải khi đứng chính diện nhìn vào, rồi đến Bà tổ cô ông mãnh (bên hữu) – bên trái từ chính giữa nhìn vào. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được, vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương.
Trước khi bốc bát hương người bốc cần rửa tay sạch sẽ bằng rượu hoặc nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào bát hương .
Trong lúc bốc bát hương cần phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho bà cô ông mãnh (tên họ)”.
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
Sắm lễ bốc bát hương bà cô ông mãnh tùy tâm và tùy vào điều kiện của gia chủ. Bạn có thể tham khảo mâm lễ dưới đây.
Nội dung bài văn khấn bốc bát hương bà Tổ Cô, ông Mãnh
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…
Ngày mai là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm…
Con xin phép quan thần linh thổ địa cho con được bốc thêm 2 bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà tổ cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Con xin quan phù hộ độ trì cho đại gia đình con được mạnh khỏe, cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại, buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn. (thích gì thì khấn nấy). Quan phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được như tâm sở nguyện, như ý sở cầu.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
====>>> Xem thêm: Văn khấn cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Đá mỹ nghệ Thái Vinh, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình là địa chỉ tin cậy chuyên chế tác đá mỹ nghệ. Các sản phẩm tâm linh như lăng mộ đá, mộ đá tự nhiên, bát hương đá, lư hương bằng đá được thiết kế với tính thẩm mỹ cao, bền đẹp với thời gian.
Thông tin liên hệ Đá mỹ nghệ Thái Vinh