Khi nói đến phật giáo thì ai trong chúng ta cũng nghĩ tới đó là một hàng trình giúp con người đạt tới sự giác ngộ tìm đến sự hoàn mỹ cho ước nguyện được giải thoát. Hành trình ấy qua không gian và thời gian đã mang theo mình những chi tiết nghệ thuật cũng như kiến trúc thể hiện rõ phong cách của từng nền văn hóa. Trên nền tảng của sự vi diệu trong giáo lý nhà Phật, tháp Phật mang đến sự an lạc cho toàn thể chúng sinh và niềm an lành cho mỗi kiếp nhân sinh trong từng tháp mộ. Hành trình giải thoát là một lối đi dài nhẹ nhàng như hình hài của ngôi tháp mộ, đầy màu sắc triết lý và thấm đượm tính nhân văn của Phật giáo. Từ ngôi Mộ tháp Phật giáo đơn sơ ở Ấn Độ được cải biến để hình thành những phức hệ tháp “vương giả” đa dạng về kiến trúc và mỹ thuật của Trung Hoa đến những ngôi tháp huyền bí theo phong cách Tây Tạng và tháp mộ của chư vị thiền sư ở Huế thể hiện vừa sự tiếp biến vừa ý thức bảo tồn phong thái của người Việt trong kiến trúc và mỹ thuật.
Tháp mộ chùa Huế tiếp thu các kiểu dáng từ ngôi tháp Trung Hoa, Tây Tạng…, theo thời gian đã có sự cải biến cho phù hợp. Có những kiến trúc tháp mộ mang dáng vóc của tháp lầu các, cũng có tháp mộ mang hình hài của tháp kiểu mật thiềm và cả hình dáng của chorten Tây Tạng. Chỉ có điều, những ngôi tháp mộ này có vóc dáng vừa phải, nương mình dưới bóng cây, hài hòa giữa không gian vườn chùa, ít khi vươn cao lộ vẻ thách thức. Dù có xuất hiện trên đồi cao thì tháp mộ cũng thể hiện vẻ nhún nhường vốn có của phong cách kiến trúc Việt, như từ tâm của giáo lý nhà Phật. Điểm khác biệt rõ nhất là chi tiết tháp sát. Tháp sát ở tháp mộ xứ Huế không còn sát tọa, sát thân và sát đỉnh mà thay vào đó là đóa sen thuần khiết mang nhiều ý nghĩa.
Hoa sen là biểu hiện của sự nẩy nở Tinh Thần, của Linh Thiêng và của Thuần Khiết. Chuyện truyền kỳ của Phật giáo kể lại rằng ngay khi cậu bé Siddhartha, Đức Phật tương lai, vừa chạm đất và đi bảy bước thì bảy hoa sen từ dưới đất mọc lên. Như vậy, mỗi bước của Bồ-tát là một động tác làm nẩy nở tinh thần. Chư Phật nhập định lại được trình bày ngồi trên tòa sen và sự nảy nở của Thiền định cũng được tượng trưng bằng hoa sen nở, mà ở trung tâm và nơi các cánh hoa có các biểu tượng hay hình vẽ của chư Phật và Bồ-tát khác nhau.
Ý nghĩa căn nguyên của hoa sen tồn tại như chính quá trình sinh trưởng của nó. Sen mọc từ bùn đen, vươn lên mặt nước, và ra khỏi mặt nước mới nở hoa. Mặc dù lớn lên từ trong lòng đất, nước, hoa sen không vướng bận bởi những điều hôi tanh. Tinh thần cũng vậy, sinh ra ở thế giới này, trong thân thể con người, nhưng sẽ nở các cánh hoa của đức hạnh sau khi đã thoát khỏi làn sóng bùn dơ của đam mê và ngu dốt, sau khi đã biến đổi các lực mù quáng trong các chiều sâu thành nhụy thanh kiết của hoa-trí huệ Giác ngộ (Bồ đề tâm) hay viên ngọc Như ý (Mani). Nếu sức mạnh hướng về ánh sáng ngủ yên trong mầm sen ẩn dưới lòng đất, thì sẽ không có liên đài vươn mình đón vầng thái dương. Nếu trong sự hoàn toàn vô trí, trong sự ngu dốt cùng cực, mà ngủ yên lòng mong ước mãnh liệt muốn hiểu biết tất cả thì sẽ không bao giờ trong đêm dài sinh tử lại có bậc Giác ngộ đứng lên.
Cũng như hình tượng của hoa sen, thì chư vị Tăng Ni trong bảo tháp kia là những thần thức đã thoát khỏi nhục thân, hình hài tạm bợ để vươn lên cùng ánh sáng trí huệ, của đạo Pháp như đóa sen nở trên chóp tháp vậy. rong không gian thanh nhàn, êm đềm và yên ả của vườn chùa, giữa tiếng cầu kinh, tiếng chuông vẫn hôm sớm vang lên xua tan những buồn lo u uẩn, tháp mộ của chư vị thiền sư hiện hữu một cách nhẹ nhàng ngày đêm mang điềm lành đến cho đồ chúng và Phật tự thập phương. Như đóa sen đã vươn mình lên khỏi bùn nhơ tăm tối và đạt đến trí huệ, đến sự viên mãn, lúc tàn đi vẫn trữ lại nguồn dinh dưỡng giúp nảy mầm những đóa sen tương lai. Thần thức của chư vị thiền sư đã đến với thiên giới, với cõi Phật nhưng với bảo tháp kia chư vị như vẫn nhắc nhở đồ chúng một điều rằng: hãy tu tập để nở đóa hoa trí huệ, không ngừng tinh tấn để đạt tới Niết-bàn.
Và đó là ý nghĩa của tháp mộ trong nhà phật luôn hướng mọi chúng ta tới một thế giới bình an, an nhiên trước bão tố cuộc đời.Vốn cuộc đời là vô thường, tạm bợ vì vậy phải làm sao để lúc viên tịch một chút hương vẫn còn lưu lại với đời, giúp cuộc đời trần thế này thêm phần hương sắc. “Đàm hoa lạc khứ hữu dư hương”, câu thơ ở cổng vào tháp mộ Tổ Liễu Quán đã dạy như vậy.
===>>>Quý khác xem thêm các mẫu mộ tháp đá phật giáo
Khi quý khác có nhu cầu xây mộ tháp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tố nhất. Cơ sở đá Mỹ nghệ Thái Vinh chúng tôi. Chúng tôi là cơ sở đá chuyên nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điêu khắc lăng mộ đá , Mộ đá tại Ninh Bình. Các sản phẩm của chúng tôi đã có mặt trên khắp mọi Miền tổ quốc. Với phương châm làm đồ tâm linh là phải lấy “cái tâm cái phúc làm ngốc” nên sản phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo Uy Tín – Chất Lương – Giá cả hợp lý
Mọi chi tiết xin mời liên hệ theo thông tin sau: